Những hư hỏng thường gặp của thước lái
Một số vấn đề tay lái trả chậm, tay lái nặng, rò rỉ dầu trợ lực, tiếng kêu bất thường khi đánh lái và thậm chí có thể là dầu trợ lực có mùi khét là những hư hỏng thường gặp của thước lái.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các dấu hiệu để bạn nhận biết khi cơ cấu lái bị hỏng, nguyên nhân dẫn đến điều đó cũng như cách để kiểm tra sự hao mòn của thước lái. Một số hư hỏng thường gặp của thước lái đó là tay lái trả chậm, tay lái nặng, rò rỉ dầu trợ lực, tiếng kêu bất thường khi đánh lái và thậm chí có thể là dầu trợ lực có mùi khét. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các dấu hiệu để bạn nhận biết khi cơ cấu lái bị hỏng, nguyên nhân dẫn đến điều đó cũng như cách để kiểm tra sự hao mòn của thước lái.
1- Thước lái là gì?
Ngày nay, nhiều chiếc xe sử dụng cơ cấu lái thanh răng- bánh răng. Đây là hệ thống kết nối vô lăng với bánh xe trước. Nó cho phép người lái xoay bánh xe sang trái và phải. Khi bạn xoay vô lăng thì làm cho thước lái di chuyển. Bơm trợ lực sẽ giúp bạn đánh lái dễ dàng hơn nhiều so với việc sử dụng những chiếc xe cũ mà không có hệ thống trợ lực tay lái.
Một số mẫu xe hiện đại sử dụng hệ thống trợ lực tay lái điện thay vì hệ thống trợ lực thủy lực. Nói cách khác, thước lái biến đổi chuyển động tròn của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến và giúp các bánh xe hướng sang trái và phải. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số dấu hiệu thường gặp ở thước lái khi bị hư hỏng.
2- Các dấu hiệu nhận biết cơ cấu thanh răng- bánh răng bị hỏng.
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của thước lái trợ lực bị hỏng đó là vô lăng bị rơ và có độ trễ khi đánh lái.
Khi cơ cấu lái thanh răng- bánh răng trợ lực bị mòn, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện khác như bánh xe không trả lại sau khi chuyển hướng.
Các dấu hiệu cho thấy thước lái bị hỏng:
– Vô lăng bị lắc.
– Có tiếng kêu lạch cạch
– Bánh xe không trở lại vị trí trung tâm sau khi đánh lái.
– Vô lăng bị rơ, có độ trễ khi đánh lái.
– Vô lăng không quay lại vị trí trung tâm sau khi đánh lái.
Nếu cơ cấu lái thanh răng- bánh răng của xe bị mòn, bạn sẽ cảm thấy vô lăng rất lỏng lẻo. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng hướng đi của xe bị chệch khi đi với tốc độ cao và rất khó để giữ nó đi đúng làn đường. Ngoài ra, chỉ cần điều kiện đường xá không tốt cũng dễ dàng khiến cho xe đi chệch hướng từ trái sang phải thay vì đi thẳng . Bạn cũng có thể nhận thấy vô lăng cứng hơn khi chạy ở tốc độ thấp. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là các bánh xe không trở lại vị trí thẳng sau khi thực hiện việc đánh lái.
Độ trễ của vô lăng:
Khi bạn đánh lái mà bánh xe không di chuyển thì khi đó cơ cấu lái đang bị mòn và làm cho việc đánh lái bị trễ.
Lốp xe mòn không đều:
Khi lốp xe bị mòn không đều, nguyên nhân có thể là do sự căn chỉnh thước lái không chuẩn xác, cũng có thể là do các bộ phận khác của hệ thống lái bị mòn hoặc do thước lái bị hỏng. Hãy kiểm tra lốp xe của bạn thường xuyên.
Rò rỉ dầu trợ lực:
Thước lái không tốt có thể gây ra sự rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái từ các vòng đai và bộ phận khởi động. Bạn sẽ để ý thấy những chỗ dầu bị rò rỉ trên mặt đất hoặc bạn sẽ phải thường xuyên châm thêm dầu cho hệ thống lái trợ lực. Lưu ý rằng các bộ phận khác có thể gây rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái chẳng hạn như bơm trợ lực, bình dầu trợ lực lái hoặc ống dẫn dầu.
Tiếng kêu khi đánh lái:
Tiếng kêu lạch cạch hoặc re re khi bạn vào cua hoặc xoay vô lăng là một “triệu chứng” phổ biến của hệ thống lái và thước lái bị hỏng. Bạn cũng có thể nghe thấy tiếng kêu cót két khi lái do ma sát của thước lái hoặc do thiếu chất bôi trơn. Thông thường, bạn có thể nghe thấy một tiếng đập mạnh khi chuyển hướng như khi ra hoặc vào làn đường. Khi thước lái bị mòn, các bộ phận khác sẽ bắt đầu trở nên lỏng lẻo. Đó là lý do tại sao bạn nghe thấy lạch cạch hay re re khi bạn đánh vô lăng.
3- Làm thế nào để kiểm tra cơ cấu lái thanh răng- bánh răng.
Bạn có thể sẽ thắc mắc làm thế nào để biết cơ cấu lái thanh răng- bánh răng bị hư và cần phải được thay thế. Có một cách dễ dàng để kiểm tra các dấu hiệu thước lái bị hỏng đó là kiểm tra khả năng hoạt động của vô lăng. Nếu vô lăng đã bị mòn, bạn sẽ nhận thấy độ trễ khi đánh vô lăng. Có nghĩa là bạn có thể xoay vô lăng nhưng bánh xe không di chuyển.
Trong trường hợp chúng ta có một thước lái không tốt. Độ trễ của vô lăng sẽ thay đổi theo nhà sản xuất. Hãy gọi điện cho hãng xe để hỏi về độ trễ vô lăng cho phép của xe bạn là bao nhiêu.
Trước khi kết luận thước lái có vấn đề, bạn hãy kiểm tra các rotuyn lái trong và ngoài. Các rotuyn bị mòn cũng gây ra các dấu hiệu tương tự.
4- Chẩn đoán sai thước lái bị hỏng.
Các dấu hiệu tương tự như thước lái bị hỏng cũng có thể do các bộ phận khác gây ra như:
Rotuyn lái / Thanh cân bằng:
Các rotuyn lái bị mòn hay lỏng cũng có thể là nguyên nhân gây ra độ trễ khi đánh vô lăng Chúng thường bị mòn rất nhanh và cần được thay mới sau khoảng 75.000- 100.000 dặm ( tương đương 120.700 km- 160.934 km). Ô tô thường có các rotuyn trong và ngoài, chúng nối trực tiếp với thước lái. Hãy kiểm tra cả hai xem chúng có bị mòn quá mức không. Thường thì bạn sẽ thấy rằng rotuyn bên ngoài bị mòn trước. Thông thường, người lái nghĩ rằng thước lái bị hỏng trong khi thực tế là các rotuyn mới là nguyên nhân của vấn đề.
Căn chỉnh thước lái không chính xác:
Căn chỉnh thước lái không tốt có thể gây ra các vấn đề như xe bị lệch sang một bên hoặc vô lăng không quay về ví trí trung tâm sau khi đánh lái. Hãy căn chỉnh lại. Nhiều cửa hàng sửa chữa ô tô cung cấp dịch vụ căn chỉnh giúp bạn kiểm tra căn chỉnh miễn phí. Hãy gọi điện và hỏi một số cửa hàng sửa chữa ô tô trong khu vực của bạn xem họ có kiểm tra căn chỉnh miễn phí không.
Bơm trợ lực:
Nếu vô-lăng của bạn không quay trở lại vị trí trung tâm thì đó có thể là do bơm trợ lực hoạt động không tốt. Nói chung là do bơm trợ lực không tạo ra đủ áp suất. Điều này có thể gây khó khăn cho việc chẩn đoán vì sự căn chỉnh kém chính xác hay các bộ phận của hệ thống lái xe bị mòn cũng gây ra các “triệu chứng” tương tự.
Để kiểm tra xem có phải bơm trợ lực bị hỏng hay không, bạn có thể đặt một đồng hồ đo áp suất ở giữa bơm trợ lực và thước lái. Nó sẽ cho phép bạn kiểm tra áp suất bơm trợ lực tạo ra. Nếu áp suất nằm trong mức cho phép của nhà sản xuất, thì bơm trợ lực vẫn còn tốt. Giá trị áp suất của bơm trợ lực có thể dao động từ 200 đến 1000 PSI (tương đương 14-70 bar). Thay thế bơm trợ lực nếu nó không tạo ra lượng áp suất theo yêu cầu.
5- Chi phí thay thế cơ cấu lái thanh răng- bánh răng.
Gía trung bình để thay thế cơ cấu lái thanh răng-bánh răng trên xe giao động từ $500 – $2000 (tương đương 11,4 triệu- 45,5 triệu VND). Đối với các dòng xe của Nhật Bản như Honda, Toyota, Subaru có mức chi phí sửa chữa khoảng $500- $850 (11,4 triệu- 19,3 triệu VND). Đối với dòng xe Châu Âu như BMW, Mercedes, Porsche chi phí sửa chữa có thể lên đến 1.300 USD – 2.000 USD (29,5 triệu- 45,5 triệu VND)
Chi phí tự sửa chữa:
Nếu bạn là một người có thể tự làm mọi thứ thì bạn cũng có thể tự thay thế thước lái của hệ thống trợ lực. Chi phí để thay thế thước lái là khoảng 250-400 USD (5,7 triệu- 9,1 triệu VND) nếu bạn mua các phụ tùng cần thiết trên mạng.
6- Kết luận.
Nếu bạn nghi ngờ rằng thước lái bị hỏng thì đầu tiên hãy kiểm tra các chi tiết của hệ thống lái và hệ thống treo mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết này. Bạn cũng nên loại trừ khả năng hư hỏng của một số chi tiết. Đừng bỏ qua những vấn đề khi lái, hãy nhờ các thợ máy chẩn đoán và sửa chữa vấn đề càng sớm càng tốt. Thước lái bị hỏng có thể dẫn đến tai nạn thảm khốc. Công ty bảo hiểm ô tô của bạn có thể hoặc không thể chi trả cho bạn nếu bạn gặp tai nạn vì một vấn đề mà bạn đã bỏ qua khi có thể sửa chữa nó. Hãy đưa xe đi kiểm tra thật kỹ. Bạn sẽ không biết điều gì sẽ xảy ra nếu trục vít và thanh răng không hoạt động trong khi bạn đang lái.
Việc nghe theo lời khuyên của một thợ máy chuyên nghiệp trước khi bạn mua các bộ phận mới trên xe cũng rất quan trọng. Thậm chí nếu bạn có dự định tự sửa chữa chiếc xe của mình thì cũng phải hỏi ý kiến của người có kinh nghiệm. Hãy đem xe đến một garage ở gần chỗ bạn ở và nhờ thợ máy lái thử xe của bạn. Một người thợ máy giỏi sẽ có thể cho bạn biết ngay vấn đề của xe bạn.